Đó là thông tin được chia sẻ tại diễn đàn trực tuyến với chủ đề: "Petrovietnam - Về đích sớm kế hoạch năm 2023,ềudoanhnghiệpcủaPetrovietnamtiếtlộdoanhthukhủnglãilớlõi chăn everon hiện thực hóa khát vọng tăng trưởng" do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) phối hợp với BáoLao động tổ chức ngày 16.12, tại Hà Nội.
Chương trình tọa đàm có sự tham gia của đại diện các doanh nghiệp lớn trong ngành dầu khí như Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP), Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) và các chuyên gia kinh tế...
Ông Nguyễn Việt Thắng, Phó giám đốc BSR, cho biết doanh nghiệp này đang vận hành sản xuất, đảm bảo nguồn nhiên liệu, năng lượng quốc gia với công suất thiết kế 6,5 triệu tấn dầu thô, sản phẩm, đáp ứng 30% nhu cầu sử dụng của quốc gia.
Trong 11 tháng, các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của BSR đều vượt kế hoạch đề đề ra. Cụ thể, sản lượng sản xuất trên 6,7 triệu tấn; doanh thu đạt 134.208 tỉ đồng; nộp ngân sách nhà nước 15.343 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế vượt xa kế hoạch đề ra. Dự kiến tháng 12, sản lượng của Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ đạt 617.575 tấn sản phẩm các loại. Ước tính trong cả năm nay, BSR sẽ đạt hơn 7,34 triệu tấn, vượt 31% so với kế hoạch sản xuất năm.
Còn theo ông Hoàng Xuân Dương, Phó tổng giám đốc PVEP, trong năm 2023, doanh nghiệp này đã chặn đứng được đà suy giảm sản lượng khai thác đã liên tục kéo dài trong suốt 10 năm vừa qua. Theo đó, sản lượng khai thác của PVEP năm nay đạt ngang bằng với năm 2022. Dự kiến cả năm, PVEP có doanh thu 41.000 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế là 21.000 tỉ đồng.
Ngoài ra, PVEP cũng hoàn thành xuất sắc, vượt mức tất cả các chỉ tiêu phát hiện, thăm dò khai thác dầu khí; các chỉ tiêu tài chính được Petrovietnam giao. Năm 2024, PVEP đặt mục tiêu không để suy giảm sản lượng khai thác, gia tăng trữ lượng khai thác lên 4 triệu tấn.
Đại diện một doanh nghiệp lớn thuộc Petrovietnam, ông Cao Hoài Dương, Chủ tịch HĐQT PVOIL, cho biết doanh nghiệp này có gần 800 cây xăng, hoạt động trong lĩnh vực thương mại, bán lẻ với hàng chục triệu khách hàng. Trong năm nay, sản lượng kinh doanh xăng dầu của PVOIL đạt 5,2 triệu m3, tăng trưởng 25% so với năm 2022. "Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp PVOIL đạt được mức tăng trưởng trên 25%", ông Dương nói.
Kỳ vọng nhiều chỉ tiêu lập kỷ lục lịch sử
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp da giày, dệt may... phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động, thậm chí phá sản, rời khỏi thị trường, Petrovietnam vẫn giữ được đà tăng trưởng là một thành công lớn.
"Vừa qua, Petrovietnam được xếp hạng tín nhiệm bởi Fitch Ratings ở mức BB+ đã thể hiện triển vọng tích cực, tính hội nhập quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam, triển vọng lớn của doanh nghiệp ngành dầu khí quốc gia Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa", ông Phong bình luận.
Theo ông Trần Quang Dũng, Trưởng ban Tuyên giáo Đảng ủy, Trưởng ban Truyền thông và Văn hóa doanh nghiệp (Petrovietnam), năm 2023 là năm vô cùng khó khăn và khắc nghiệt, tác động lớn đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh của tập đoàn này.
Ngay từ đầu năm, lãnh đạo Petrovietnam quyết liệt triển khai công tác quản trị xuyên suốt, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp cụ thể; điều chỉnh kịp thời cơ chế, chính sách giúp tập đoàn duy trì nhịp độ sản xuất và đạt được những kết quả ngoạn mục.
Sau 11 tháng, các chỉ tiêu sản xuất chủ yếu của Petrovietnam đều vượt từ 23 - 28% so với kế hoạch. Petrovietnam đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu tài chính cả năm về đích sớm từ 1 tháng rưỡi đến 5 tháng so với kế hoạch và vượt mức kế hoạch cả năm 7 - 81%.
Trong 11 tháng, tổng doanh thu Petrovietnam ước đạt 833.600 tỉ đồng, vượt 34% so với kế hoạch 11 tháng, vượt 23% kế hoạch năm; nộp ngân sách nhà nước ước đạt 134.000 tỉ đồng, vượt 86% kế hoạch 11 tháng và vượt 71% so với kế hoạch năm. Đặc biệt, Petrovietnam cũng kỳ vọng kết thúc năm nay sẽ có nhiều chỉ tiêu lập kỷ lục lịch sử.