xs tv

Họ thường xuyên khai báo nhiệm sở của mình khi thì trường này lúc thì trường khác một cách hoàn toàn hảo hảo

【hảo hảo】Cái tặc lưỡi của nhà khoa học

Họ thường xuyên khai báo nhiệm sở của mình khi thì trường này lúc thì trường khác một cách hoàn toàn độc lập,áitặclưỡicủanhàkhoahọhảo hảo không thể hiện mối liên hệ hợp tác nào giữa các trường liên quan trong các bài báo khoa học.

Đến nay, các cơ quan quản lý Nhà nước lẫn dư luận đã dần đồng thuận hơn về tác hại của thủ thuật được gọi là "mua bán bài báo" này. Nhưng, một trong các luận điểm vẫn được nhiều người đưa ra để bảo vệ những người liên quan, là nhà khoa học hoàn toàn có quyền "bán chất xám" của mình cho những nơi nào cần, một khi đã hoàn thành nghĩa vụ với nhiệm sở chính thức. Song, ranh giới định ra cho cách làm này còn mù mờ, muốn xác định đúng sai phải đi vào suy xét kỹ lưỡng từng trường hợp.

Tôi xin lấy bản thân làm ví dụ. Hơn 20 năm nay, tôi làm việc toàn thời gian cho một tổ chức hợp tác giáo dục đại học quốc tế tại Việt Nam. Trong quá trình đó, tôi vừa làm vừa học để hoàn thành luận án tiến sĩ về khoa học giáo dục tại một trường đại học Pháp. Sau khi học xong, tôi được kết nạp làm nghiên cứu viên liên kết tại đơn vị đào tạo của mình ở Pháp. Song song với công việc chính thức, tôi vẫn tham gia hợp tác đào tạo và nghiên cứu ngoài giờ với tư cách nghiên cứu viên liên kết của trường đại học Pháp, không sử dụng các nguồn lực của cơ quan trong việc riêng của cá nhân.

Kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn cá nhân của tôi không thuộc phạm vi chức trách công việc (thể hiện qua hợp đồng lao động), nhưng cũng có tác dụng bổ trợ đáng kể cho hiệu quả công việc. Và ngược lại, không ít lần các mối liên hệ công việc đã dẫn đến cơ duyên kết nối các dự án cá nhân. Trong một số tình huống, thực sự rất khó phân định lúc nào tôi làm việc gì với ai trong khuôn khổ công việc, và lúc nào những gì tôi làm là thuần túy dưới vai trò cá nhân.

Để tránh rắc rối, tôi có thỏa thuận thống nhất ngay từ đầu với cơ quan chủ quản là mọi hoạt động hợp tác cá nhân tôi đều mang danh nghĩa đơn vị mình liên kết nghiên cứu tại Pháp. Không chỉ thế, tôi cam kết không sử dụng nguồn lực và thời gian của cơ quan trong hoạt động cá nhân, cũng như thông báo cho cấp trên biết trước về mọi tình huống tiềm tàng nguy cơ xung đột lợi ích với công việc của cơ quan.

Và ở chiều ngược lại, tôi nhất quán không để tên cơ quan mình liên quan gì đến các hoạt động cá nhân. Còn khi không thể tách rời danh nghĩa cá nhân với danh nghĩa cơ quan, đặc biệt khi sử dụng thời gian và phương tiện làm việc của cơ quan, tôi nhất quyết không nhận bất cứ khoản thù lao nào của đối tác. Thực tế, không ít lần các đối tác Việt Nam tỏ ra bỡ ngỡ khi tôi từ chối nhận tiền, nhưng cuối cùng đều hiểu và vui vẻ đồng thuận khi tôi giải thích rõ lý do.

Khi nói về liêm chính trong khoa học, nhiều người kỳ vọng phải có luật hay quy chế ràng buộc, hợp đồng lao động hay thỏa thuận nghĩa vụ công việc cho phép xác định rõ trắng đen để có căn cứ xem xét vi phạm. Nhưng trong thực tế, vai trò then chốt nhất nằm ở tính liêm chính của cá nhân nhà khoa học. Tính liêm chính ấy thể hiện qua bốn nguyên tắc làm trụ cột trong bộ Quy tắc ứng xử của nhà nghiên cứu châu Âu, ban hành lần đầu năm 2005: độ tin cậy (về quá trình thực hiện và kết quả nghiên cứu); tính trung thực (thông báo, khai báo rõ ràng nhằm bảo đảm minh bạch, công bằng, toàn diện, khách quan trong nghiên cứu); sự tôn trọng (với đồng nghiệp, cộng sự, xã hội...); tinh thần trách nhiệm (đối với mọi vấn đề liên quan đến hoạt động nghiên cứu của mình).

Một trong những lý do được đưa ra để giải thích tình trạng "mua bán bài báo" là lương bổng các trường đại học công lập ở Việt Nam quá thấp, nên chuyện cán bộ nghiên cứu "bán chất xám" là bình thường, miễn đó là sản phẩm lao động của chính mình. Tuy nhiên, trong hàng loạt cái tên tôi đã liệt kê được trong loạt bài phản biện trước đây, cả người nước ngoài hay người Việt, không ít người đang thuộc biên chế chính thức của các trường đại học lớn hay các trường tư trả lương hậu hĩnh.

Lí do chính xác hơn, nói một cách nôm na, là cái... tặc lưỡi. Nghĩa là, khi đứng trước một tình huống tiềm tàng xung đột lợi ích, đương sự đã không đủ sáng suốt lựa chọn quyết định như thế nào để vừa đáp ứng nhu cầu học thuật và lợi ích kinh tế kèm theo, vừa bảo đảm bốn nguyên tắc tin cậy, trung thực, tôn trọng và trách nhiệm. Lựa chọn dễ dàng nhất là tặc lưỡi, một lần vi phạm một yếu tố nho nhỏ nào đó trong bốn nguyên tắc này có lẽ cũng không chết ai, mà lợi ích thiết thực thì thấy ngay lập tức.

Cái tặc lưỡi ban đầu có lẽ xuất phát từ một thông lệ chính đáng: các trường đại học công lập trả lương thấp nên cho phép các thầy cô trong trường đi dạy thỉnh giảng ở các trường khác để tăng thu nhập. Vấn đề là, quyền sở hữu trí tuệ đối với bài giảng đại học đến nay vẫn còn là chuyện bỏ ngỏ ở Việt Nam: trường trả công cho thầy cô giảng dạy các môn học cụ thể ở từng học kì, nhưng hầu như không trả công cho việc biên soạn giáo án, học liệu (trừ trường hợp viết giáo trình hay chuyên khảo xuất bản chính thức).

Do đó, hầu hết giảng viên đại học đều xem mình là chủ sở hữu riêng của các bài giảng, học liệu dùng trong các môn học được giao. Họ hoàn toàn có thể dùng bài đã soạn ở trường này để đi dạy ở trường khác mà không xác định rõ phạm vi bản quyền trong từng trường hợp. Lâu dần, thông lệ này áp dụng lan ra lĩnh vực nghiên cứu, họ cũng bảo rằng sản phẩm nghiên cứu là chất xám của cá nhân, nên hoàn toàn có quyền đem "bán" cho các trường khác. Và câu chuyện trở nên rối rắm.

Nhu cầu và áp lực cạnh tranh thị trường ngày càng gia tăng. Luật sở hữu trí tuệ còn nhiều lỗ hổng. Luật viên chức chưa bao quát hết. Hai lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu chưa có các bộ quy tắc ứng xử và quy chế nghề nghiệp đầy đủ, toàn diện về liêm chính khoa học. Cộng đồng khoa học và cả xã hội còn chưa thống nhất các nguyên tắc nền tảng về đạo đức và liêm chính của nhà khoa học...

Để giải quyết vấn đề cá nhân, từng nhà khoa học lần lượt vô tình hay cố ý tặc lưỡi, rồi lại tặc lưỡi. Ngày càng nhiều hơn. Ngày một đông hơn. Nếu xem nền liêm chính khoa học là một tấm vải trắng, mỗi cái tặc lưỡi là một chấm mực nhỏ. Một người tặc lưỡi một cái, một chấm mực chẳng là gì, tấm vải vẫn trắng. Một người tặc lưỡi vài cái, rồi mười người, trăm người, nghìn người, triệu người... tấm vải không còn tinh khôi mà sẽ có hàng triệu chấm mực.

Vì vậy, để trả liêm chính lại cho liêm chính, mỗi người hãy thôi tặc lưỡi để đề cao sự đồng thuận về bốn nguyên tắc tin cậy, trung thực, tôn trọng và trách nhiệm mà từng nhà khoa học cần khắc ghi trong tâm khảm.

Nguyễn Tấn Đại

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap